Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Thăng Bình - Quảng Nam

http://mattranthangbinh.vn


Phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Sáng ngày 13/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì hội nghị.
Chủ trì điểm cầu tỉnh Quảng Nam có Ông Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; tham dự có các ông, bà trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nm tỉnh; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; thành viên HĐTV về Dân chủ - Pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và 06 Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã của 2 đơn vị Tam Kỳ và Phú Ninh.
T
Quang cảnh điểm cầu tại Quảng Nam

Sau khi được trình, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 9, ngày 23/3/2022 và tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Thông báo số 831/TB-TTKQH ngày 26/3/2022, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 74 điều được đưa ra lấy ý kiến phản biện xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế, xây dựng dự thảo Luật Thực hiện dân chủ cơ sở phù hợp với cơ sở

Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách khẳng định MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội luôn đóng vai trò nòng cốt thực hiện các quy định liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, để nhân dân hiểu rõ và thực hiện vai trò làm chủ của mình. Thời gian qua, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ tổng kết Pháp lệnh 34 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chủ trì, tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, thiếu sót từ thực tiễn thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ đó tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của thực hiện dân chủ ở cơ sở, tăng đồng thuận trong nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân…

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị đại biểu tham dự Hội nghị cùng tập trung thảo luận để hội nghị phản biện xã hội đạt hiệu quả thiêt thực, góp phần hoàn thiện nội dung để Dự án Luật tập trung vào một số nội dung cu thể sau: (1) Sự phù hợp giữa mục đích, quan điểm, phương pháp tiếp cận xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở; (2) phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã toàn diện, đầy đủ và phù hợp với tên gọi chưa; (3) việc thể hiện nguyên tắc thực hiện dân chủ trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (4) tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành; (5) vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (6) kế thừa và phát triển quy định về lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cấp quận, huyện (nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn) trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (7) các điều kiện đảm bảo thực hiện dân chủ trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (8) cơ chế để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (9) các quy định thể hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (10) Quy định thế nào về vai trò của Ban Than tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở…

Dân chủ cơ sở phù hợp với quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

Từ định hướng và gợi ý nội dung trọng tâm cần phản biện của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các đại biểu tham dự hội nghị là các chuyên gia, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, các cán bộ làm công tác Mặt trận ở các cấp,... đã tập trung ý kiến phản biện về tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật; nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở; thể chế quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở thể hiện qua dự thảo Luật quy định về bảo đảm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng, đặc biệt là những quy định dân chủ cơ sở ở cấp xã, khu dân cư, các nội dung liên quan dân bàn, dân biểu quyết trực tiếp nên mở rộng, bổ sung như thế nào cho phù hợp nội dung quy định trách nhiệm của các chủ thể, nhất là công chức, cơ quan Nhà nước trong bảo đảm thực hiện; tính kế thừa những điểm hợp lý, khắc phục những bất cập, hạn chế hoạt động của thanh tra nhân dân,…

Vấn đề và tính cấp thiết ban hành dự thảo Luât:

Các đại biểu thảo luận làm rõ những Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với 7 chương và 74 điều. Luật được ban hành nhằm xây dựng cơ sở pháp lý và cơ chế chặt chẽ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Đa số các ý kiến hội nghị sáng nay đều khẳng định việc ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là cần thiết. Bố cục dự thảo Luật chặt chẽ, hợp lý. Nhiều ý kiến góp ý đã làm rõ thêm các quy định về phạm vi, đối tượng, nội dung, nguyên tắc, hình thức thực hiện dân chủ cơ sở. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong thực hiện dân chủ cơ sở để nâng cao vai trò làm chủ của Nhân dân.
 

T
Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh - Nguyễn Phi Hùng phát biểu tại Hội nghị

Vai trò nòng cốt của Mặt trận trong thực hiện dân chủ cơ sở:
Tại điểm cầu Quảng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Phi Hùng tham gia phát biểu một số nội dung góp ý dự thảo Luật, cụ thể: (1) Về hình thức thực hiện dân chủ chưa được xác định rõ, đề nghị bổ sung 01 điều luật quy định về Hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm: hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện ở cơ sở. Trong đó, tập trung các hình thức dân chủ trực tiếp như: Nhân dân bầu trực tiếp CT UBND cấp xã những nơi có đủ điều kiện; quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, giám sát cán bộ, đảng viên nơi cư trú… của công dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở; dân chủ đại diện thông qua vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH cấp xã chủ trì lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức danh chủ chốt do HĐND cấp xã bầu và phê chuẩn; (2) Về nguyên tắc thực hiện dân chủ: Dự thảo Luật chưa thể chế hóa một cách đầy đủ, rõ nét phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đề nghị nghiên cứu bổ sung một điều Luật (sau Mục 5 chương II) để cụ thể hóa cơ chế “dân thụ hưởng” vào dự thảo Luật. Cụ thể: Chính quyền cấp xã phải bảo đảm công khai, minh mạch trong việc thực hiện dịch vụ công, hạn chế tối đa kiểu người dân phải “xin - cho” khi giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc của Nhân dân; công khai, minh bạch và thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội…đối với Nhân dân địa phương; Quy định người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải thực hiện chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị và giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân một cách dứt điểm, kịp thời và hiệu quả; Quy định rõ tinh thần, thái độ tận tình phục vụ Nhân dân, trách nhiệm công vụ của đội ngũ CB, CC cấp xã đối với Nhân dân; phải quy định chế tài cụ thể để đảm bảo điều kiện thực thi “dân giám sát, dân thụ hưởng”. Theo đó, nếu không làm hoặc làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Thậm chí, nếu gây khó dễ cho vai trò giám sát của MTTQ, các tổ chức CT-XH và Nhân dân, gây ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Nhân dân thì phải bị xử lý trách nhiệm và bồi thưởng thỏa đáng; Quy định hằng năm tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của Nhân dân đối với kết quả hoạt động của chính quyền, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CB, CC cấp xã. (3) Nội dung dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa thể “vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam để Nhân dân làm chủ” được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong đó, quy định về lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã đối với những chức danh do HĐND cấp xã bầu hoặc phê chuẩn. Đây là hình thức thực hiện dân chủ quan trọn và hiệu quả ở xã, phường, thị trấn trong những năm qua, vai trò của MTTQVN được khẳng định, nhân dân địa phương tin tưởng… nhưng Dự thảo luật chưa quy định vấn đề trên. Do đó, cần thiết phải bổ sung vào Điều 32 dự thảo luật một khoản quy định về: Định kỳ 2 năm/lần, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã chủ trì tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND cấp xã; cấp huyện (nơi không tổ chức HĐND cấp xã). (4) Về các biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ: Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện tại Điều 64 với 4 nội dung mang tính định hướng, chưa bảo đảm tính cụ thể, ràng buộc, khả thi và không hiệu quả. Do đó, đề nghị bổ sung các biện pháp sau đây: Quy định chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm các điều cấm của Luật thì bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm; Chính quyền cấp xã, cơ quan, đơn vị phải công khai, minh bạch trong hoạt động, thực hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp xã và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị…
 

TT
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu phát biểu kết luận Hội nghị  

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định tầm quan trọng, phạm vi tác động rộng, nội dung phong phú và độ phức tạp cao của Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đồng thời cho rằng, cần phải nghiên cứu đầy đủ toàn diện hơn những vấn đề lý luận, các hình thức, khái niệm, từ đó tạo sự thống nhất, đồng bộ; nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, giúp cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”…

Lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá, nếu dự thảo Luật được thông qua và tổ chức thực hiện tốt, sẽ góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, là cơ sở pháp lý đẩy mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, do đó đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục chủ trì, phối hợp các cơ quan hữu quan nghiên cứu thấu đáo, rà soát kỹ để đảm bảo dự án Luật liên thông, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

Đồng chí Lê Tiến Châu ghi nhận, tiếp thu cao nhất các ý kiến sôi nổi, trách nhiệm tại Hội nghị, hứa tổng hợp đầy đủ các nội dung phản biện tại hội nghị cũng như các ý kiến chuyển bằng văn bản để gửi tới Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan.

Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đề nghị Ban chuyên môn tổng hợp đầy đủ, trách nhiệm tiếp thu cao nhất ý kiến phát biểu và phản biện xã hội của đại biểu tham dự Hội nghị, khẩn trương hoàn thiện văn bản phản biện xã hội đối với dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Bộ Nội vụ.

Tác giả bài viết: Võ Thị Bích Phượng- Phó Trưởng Ban DC-PL UBMTTQVN tỉnh Quảng Nam

Nguồn tin: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây